Đối với bi sắt và kim gãy
Đối với mũi kim
Dị vật mũi kim là từ dùng để chỉ những chiếc kim bị gãy có kích thước, bề mặt cắt khác nhau, v.v. và khối lượng không đổi. Vì lý do này, Việc Hashima dùng kích thước của mũi kim làm tiêu chuẩn kiểm tra để đánh giá là không phù hợp.
Do đó, máy dò kim của Hashima được quy định bởi tính năng, thông số máy để làm tiêu chuẩn dựa trên các giá trị quy đổi của bi sắt.
Ví dụ) Kim gãy thực tế
Mặt gãy không thẳng nên rất khó ước tính được theo khối lượng theo chiều dài
So sánh khối lượng giữa bi sắt và mũi kim
Dưới đây là kết quả đo khối lượng của đầu kim và viên bi sắt tại cơ quan đo lường.
Tên mẫu bi sắt | Khối lượng | Tên mẫu đầu kim | Khối lượng |
Fe0.8mm φ | 0.002083g | DB×1 SF Số9 3mm | 0.002060g |
DB×1 Số7 3mm | 0.002700g | ||
DB×1 Số8 3mm | 0.002940g | ||
Fe1.0mm φ | 0.004063g | DB×1 Số9 3mm | 0.004180g |
DB×1 Số11 3mm | 0.005160g | ||
Fe1.2mm φ | 0.007030g | DB×1 Số14 3mm | 0.007040g |
DB×1 Số16 3mm | 0.007690g | ||
Fe1.5mm φ | 0.0137370g |
※Mẫu được cắt vuông góc với đầu kim
Theo như bảng đo, khối lượng đầu 3mm DBx1 số SF9 gần bằng với khối lượng của mẫu thử 0.8㎜φ.
Vì mẫu thử và kim được làm từ cùng một thành phần nên chúng được coi là gần như giống nhau về khối lượng.
Trên đây chỉ là so sánh về khối lượng (thể tích) của đầu kim và viên bi sắt, một chiếc kim gãy thực tế có hướng dọc và hướng ngang so với đầu cảm biến và phản ứng phát hiện khác nhau tùy theo hướng.
Điều này là do giá trị phản ứng được phát hiện thay đổi tùy thuộc vào việc kim đi vào đầu cảm biến theo chiều dọc, chiều ngang hay thẳng đứng, như minh họa trong hình bên dưới.
Do đó phát sinh vấn đề máy có thể phát hiện được kim gãy theo hướng dọc mà không thể phát hiện dò tìm được kim gãy theo hướng nằm ngang, và nếu khối lượng di vật vượt quá mẫu kiểm cho phép thì không phải lúc nào máy cũng có thể phát
Để giải quyết vấn đề này chúng tôi trang bị cho máy dò kim 2 đầu được lắp đặt ở 2 góc độ khác nhau.